Giải chấp một khái niệm chắc không còn xa lạ gì với những ai đã từng vay thế chấp tài sản, tuy nhiên sẽ có rất nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về cụm từ này.
Vậy “giải chấp“ là gì?
Bạn hiểu như thế nào về giải chấp?
Thông tin và dịch vụ uy tín về vấn đề giải chấp ngân hàng được cập nhật mới nhất tại đâu?
Làm thế nào để thực hiện giải chấp ngân hàng và hậu quả nếu không thực hiện đúng cách sẽ như thế nào?
Mọi thắc mắc sẽ được FMI giải đáp ngay sau đây.
Giải chấp ngân hàng là thủ tục giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng. Để thực hiện giải chấp ngân hàng thì tài sản được giải chấp đó đã kết thúc nghĩa vụ đảm bảo cho khoản vay chấp ban đầu. Tức là chỉ việc thanh toán hết khoản nợ trong hợp đồng vay. Có thể hiểu rõ hơn là khi bạn cần vay một khoản tiền lớn tại ngân hàng và khi đó bạn buộc phải thế chấp tài sản ví dụ như nhà, xe, sổ đỏ,vv… Nhưng tài sản đó phải có giá trị tương đương và tài sản này gọi là tài sản bảo đảm cho khoản vay của bạn.
Khi bạn đã thanh toán hết số nợ cho ngân hàng thì tài sản đảm bảo đó được giải chấp, và lúc này tài sản thế chấp đó là của bạn, không còn là khái niệm tài sản đảm bảo cho khoản vay của bạn nữa.Vì vậy mà việc này là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn phải trả nợ gốc tại ngân hàng. Nếu bạn không thanh lý hợp đồng đúng thời hạn sẽ bị quy thành nợ quá hạn và hậu quả sẽ ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay.
– Khi bạn đã trả hết cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng.
– Bạn muốn thay thế tài sản thế chấp này bằng tài sản thế chấp khác với giá trị tương đương.
– Bạn muốn trả nợ trước hạn và rút tài sản thế chấp về.
Một vài thủ tục giải chấp tài sản thế chấp như giải chấp sổ đỏ, giải chấp nhà, giải chấp ô tô,…
Khi hết thúc khoản nợ với ngân hàng, bạn cần chuẩn bị các giấy giải chấp ngân hàng sau: Đơn yêu cầu xóa bỏ đăng ký giải chấp sổ đỏ (2 bản), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (1 bản), văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp, CMND của bên thế chấp (1 bản), giấy ủy quyền khi chủ nhân của tài sản thế chấp ủy quyền cho ai đó khi đi làm thủ tục này.
Chuẩn bị xong xuôi các giấy tờ trên, bạn nộp nộp các giấy tờ trên tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận/huyện. Lúc này cơ quan thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định:
– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hợp lệ sau đó in phiếu hẹn trả kết quả
– Xóa đăng ký đồng thời trên Giấy chứng nhận, sổ địa chính và số theo dõi biến động đất đai theo quy định pháp luật
– Chứng nhận dấu đỏ việc xóa đăng ký thế chấp vào đơn yêu cầu của bên thế chấp
– Trả kết quả cho bên yêu cầu xóa thế chấp
Thời điểm hiện tại chưa có quy định về phí giải chấp tài sản nên chưa thể trả lời cho câu hỏi về phí giải chấp tài sản là bao nhiêu? Tuy vậy, trước mắt khoán phí lớn nhất mà bạn phải thanh toán là toàn bộ số tiền mà bạn đang nợ cho ngân hàng để được làm thủ tục giải chấp. Ngoài ra phí chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ, bạn sẽ mất tiền công chứng, tiền giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị nhận hồ sơ…
– Quy sang nợ quá hạn.
– Thông tin cá nhân sẽ bị ghi lại tại CIC – Trung tâm thông tin ứng dụng về khoản vay quá hạn. Bị xếp vào lý lịch tín dụng “xấu”, sẽ rất khó vay tiền ngân hàng sau này.
– Bị ngân hàng phạt quá hạn theo chính sách và hợp đồng.Thường xuyên bị thúc dục, gọi điện và nhắc nhở từ phía ngân hàng yêu cầu trả nợ.
– Khiến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ, nhân viên tín dụng ngân hàng giảm sút.
– Có quyền đưa tài sản khách hàng thế chấp khi vay ra để định giá lại. Ngân hàng nhà nước bắt buộc phải trích dự phòng cho khoản dẫn tới làm giảm sút thu nhập của ngân hàng. Nếu tỷ lệ quá cao ngân hàng nhà nước sẽ kiểm soát đặc biệt.
Nếu bạn đang và sắp chuẩn bị làm thủ tục giải chấp ngân hàng thì những lưu ý phía trên sẽ giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chúng tôi hi vọng bạn sẽ vận dụng được những kiến thức trên để giải quyết các vấn đề về các vấn đề liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Chúng ta cần chú ý đúng thời điểm đáo hạn, Vì hầu hết các ngân hàng, tổ chức tài chính đều khuyên khách hàng nên đáo hạn ngân hàng đúng thời hạn. Với mỗi một khoản vay sẽ có ngày đáo hạn riêng.Thế nên,cần phải nghi nhớ ngày đáo hạn thật chính xác để vạch ra kế hoạch cho việc thanh toán, đáo hạn ngân hàng. Vì nếu không đáo hạn khoản vay đúng thời hạn, khách hàng sẽ phải đối mặt với hậu quả rất lớn
Với những trường hợp đến ngày đáo hạn nhưng không thể thanh toán khoản vay thì sử dụng dịch vụ vay đáo hạn ngân hàng là cách giúp bạn giải quyết vấn đề về tài chính. Nếu lựa chọn được dịch vụ vay đáo ngân hàng uy tín, thì bạn sẽ trả được khoản vay đúng thời hạn.
Đáo hạn gửi tiết kiệm,thì bạn chỉ cần mang sổ đến ngân hàng và làm theo hướng dẫn của nhân viên. Còn đáo hạn khoản vay, tùy vào từng ngân hàng hồ sơ, giấy tờ sẽ quy định khác nhau.
Cho nên khi vay đáo hạn ngân hàng, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ dưới đây: Hợp đồng khoản vay cũ, CMND/CCCD, sổ hộ khẩu thường trú (KT3 dài hạn), giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng độc thân), giấy tờ chứng minh tài chính như hợp đồng lao động, bản sao kê lương 3 tháng gần nhất…Nếu bạn là doanh nghiệp thì cần thêm giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập, báo cáo tài chính…Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo như sổ đỏ nhà đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm…Các loại giấy tờ liên quan khác…
Quá trình đáo hạn gửi tiết kiệm chỉ mất 15 phút giao dịch, nhưng với đáo hạn món vay, có hai hình thức: Là hình thức đáo hạn món vay và hình thức giải chấp tài sản.
Đăng ký để nhận ngay những tin tức và các chương trình CSKH mới nhất đến email của bạn.